Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch mai

Khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch mai

Buồn lắm ở khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng !
Tớ về khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng của Bệnh viện Bạch mai Hà nội công tác được ba năm . Nhớ lại thuở ban đầu với bao nhiêu hy vọng tự hào thì sau ba năm công tác , tớ chỉ còn lại sự thất vọng và chán nản .
Đứng đầu khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng của tớ và cũng là Giám đốc Trung tâm là Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn . Mọi người trong khoa của tớ đều gọi Giáo sư Đoàn bằng một cái tên thân thương gần gũi là Bố Đoàn . Rất đều đặn như một quyển lịch , mỗi buổi sáng thứ hai hàng tuần , Giáo sư Đoàn lại cùng một đoàn tùy tùng đi tới từng giường bệnh để thăm hỏi các bệnh nhân . Dưới sự dẫn đường của các đệ tử , Giáo sư Đoàn đặc biệt quan tâm đến các bệnh nhân mới đến nhập viện .
Tiếp xúc với Giáo sư Đoàn , với thái độ niềm nở ân cần , gần gũi , bệnh nhân nào mới đến cũng an tâm tin tưởng . Bệnh nhẹ ư ? mới mắc hả ? rồi sẽ khỏi . Bệnh nặng ư ? lâu rồi hả ? rồi sẽ qua . Bệnh quá nặng ư ? chữa mãi không khỏi à ? Rồi sẽ được gặp Tổ tiên ông bà cụ kỵ thôi mà !
Kể ra thì cũng lạ , Giáo sư Đoàn có vẻ rất chú tâm đến công việc chăm sóc tinh thần , công việc an ủi cho bệnh nhân . Nhưng xem ra đó đâu có phải là chuyên môn của  của Bố Đoàn . Bởi đó là việc của các Thầy Tướng số , của các Thầy tử vi , hoặc cao cấp hơn là các nhà tu hành , của các nhà Tâm lý xã hội . Công việc đó đầu cần tới cái bằng Giáo sư Tiến sỹ của Bố Đoàn lại cộng thêm cái địa vị Giám đốc Trung tâm .
Cũng không biết rõ được bố Đoàn đã làm những gì với cái bằng Giáo sư Tiến sỹ của mình , nhưng cái địa vị Giám đốc của bố Đoàn thì có lẽ ngoài tờ giấy Quyết định bổ nhiệm thì không còn một thứ gì khác . Bởi cái khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng mà Bố Đoàn làm Giám đốc trung tâm đó , hoạt động giống như một cái Đám .
Nói rằng khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng là cái Đám bởi vì .
Khi một số người có một chương trình vui và một đám người cùng đến xem trò vui đó . Họ gặp nhau trở nên một số đông , người ta gọi đó là cái Đám Hội . Một đôi bạn kết duyên hạnh phúc và những người hưởng ứng hạnh phúc của đôi bạn đó . Họ gặp nhau trở thành một số đông gọi là cái Đám cưới . Một gia đình có người thân qua đời và nhiều người khác cùng đến thông cảm chia buồn với gia đình đó . Họ gặp nhau trở nên một số đông và gọi đó là cái Đám Tang .
Còn ở đây , Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng thì một số người làm công việc chữa bệnh và một số đông người bị bệnh . Họ gặp nhau trở thành một số đông . Có thể gọi đó là Đám Bệnh . Bởi ở trong cái Đám đó , người ta không hành động theo kỷ luật , tổ chức mà hành động theo cái Tâm của mỗi người . Và cái khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng đã hoạt động đúng như thế ,  không có tổ chức làm việc theo hệ thống khoa học . Bởi tất cả đều nhờ vào cái Tâm của tất cả CBCNV của khoa . Mà khi nói đến cái Tâm của mỗi con người thì có lẽ phải nhớ tới nhà thơ Nguyễn Du . Chữ Tâm cũng có năm bảy đường .  Cho nên ở Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng , khó có thể tìm thấy một lời nói của hai người là giống nhau .
Hai Bác sĩ nói về bệnh của bệnh nhân cũng khác nhau , mặc dù người bệnh và bệnh của bệnh nhân cũng chỉ là một . Hai Y tá nói cũng khác nhau , làm khác nhau . Hai nhân viên Điều dưỡng nói cũng khác nhau , làm cũng khác nhau . Đến cả hai Hộ lý cũng nói và làm khác nhau . Để rồi mỗi người nói sao làm vậy , khó có thể tìm thấy hai người làm việc giống nhau ở Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng . Bởi cái Tâm trong mỗi con người trong Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng là khác nhau . Mà nói đến cái Tâm của những người trong Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng thì còn buồn hơn rất là nhiều .
Tháp tùng với Bố Đoàn hàng tuần là một bà Bác sĩ tên Đỗ Thanh Lan , Bà bác sĩ Đỗ Thanh Lan có dáng gầy , dong dỏng cao  khiêm tốn như một thầy thuốc Từ mẫu . Nhưng nếu nhìn kỹ vào ánh mắt của bà thì bà đúng là có đôi mắt của một loài Cú vọ . Bệnh nhân nào mới đến , nhìn có khả năng tài chính sẽ được bà qua lại , hỏi thăm và chăm sóc ân cần . Sẽ được sớm ra viện , sẽ được bà cho số điện thoại , sẽ được mời tới nhà riêng , tới phòng khám riêng của bà và được bà lấy thuốc mang về hộ cho . Nhưng đến khi bệnh nhân có triệu chứng nặng , nguy cơ nguy hiểm thì bà sẽ bận đi công tác ngoài vùng phủ sóng điện thoại .
Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng còn có một bác sĩ tên Tân . Bác sĩ Tân cũngcó một dáng người dong dỏng cao gầy , nhanh nhẹn tháo vát và nét mặt dễ nhìn . Thế nhưng chưa khi nào thấy bác sĩ Tân này nói với bệnh nhân về một liệu trình , về những việc cần tuân thủ , những giải pháp điều trị  để cho sức khỏe của bệnh nhân có khả năng hồi phục  . Chỉ tới khi nào bệnh nhân có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng thì lúc đó người thân của bệnh nhân mới được  bác sĩ Tân mời vào trao đổi . Tất nhiên là nội dung trao đổi với người nhà của bệnh nhân cũng không thể nào có nội dung khác ngoài việc thông báo cho người nhà của bệnh nhân biết rằng , đã đến lúc phải lo chuyện hậu sự . Không lẽ bác sĩ Tân muốn phụ trách công tác báo tử của khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng
Có một bác sĩ  khác ở Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng tên là Hoàng Thị Lâm . Bác sĩ Hoàng Thị Lâm có bằng Tiến sĩ , có phòng khám riêng ở nhà . Hình thức bề ngoài thì bác sĩ Hoàng Thị Lâm đúng là một từ Mẫu . Dáng người thanh mảnh , nhỏ nhắn , nhẹ nhàng , luôn tươi cười với mọi người . Nhưng có lẽ là Tiến sĩ nên bác sĩ Hoàng Thị Lâm  có cánh làm việc rất hay . Rất ít khi và hầu như không bao giờ bác sĩ xuống phòng điều trị để tiếp xúc với bệnh nhân . Họa hoằn lắm mới thấy bác sĩ xuống giường bệnh thăm hỏi tình hình sức khỏe của bệnh nhân  nhưng luôn đứng cách xa bệnh nhân từ một mét  trở lên .
Công việc hàng ngày là Bác sĩ Hoàng Thị Lâm chỉ ở trong phòng , mở bệnh án ra nghiên cứu là đủ . Còn những việc khác như đi đo huyết áp , nghe nhịp tim phổi , thở , đo nhiệt độ ...  bác sĩ giao hết cho mấy cháu sinh viên thực tập . Được kết quả rồi thì ghi ra tờ giấy đưa cho bác sĩ để bác sĩ ghi vào Bệnh án . Để rồi hàng chục bệnh án mà bác sĩ LÂ... phụ trách trong ca trực đều được bác sĩ ghi vào gần như giống là nhau . Thân nhiệt 37 độ , Ăn nhiều , Đi tiểu tiện tốt , Tiếp xúc trao đổi tốt , Thần kinh tỉnh táo ..... Và câu quan trọng nhất ghi trong bệnh án là  Không thay đổi liệu trình điều trị hoặc Tiếp tục điều trị theo liệu trình . Đúng là người giỏi có khác , bởi quyết định thêm hay bớt một thứ thuốc gì hoặc thay đổi thuốc điều trị cho bênh nhân là đồng nghĩa phải chịu trách nhiệm vì quyết định đó của mình . Có lẽ cách làm việc của Bác sĩ Hoàng Thị Lâm  phù hợp với phương thức chữa bệnh từ xa qua mạng in te nét hơn là công việc trực tiếp tại Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng .
Đó là vài điển hình của cấp độ Bác sĩ , còn những thành phần thấp hơn như các Y tá , Điều dưỡng thì còn tệ hại hơn nhiều . Y tá Minh là một điển hình . Với bề ngoài bảnh bao , lịch lãm của một người nam giới có lẽ khá ưa nhìn đối với phụ nữ thì ẩn chứa bên trong một cái tâm mà theo nhiều bệnh nhân gọi là .... Chó tính .
Vâng , với tấm bằng Kỹ sư , nên toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật của khoa đều do Y tá Minh quản lý điều hành . Cho nên thật khó tưởng tượng làm sao mà chiếc máy bơm tiêm chậm cho bệnh nhân có thể bơm nổ vỡ cả bơm tiêm khi đang vận hành trên giường bệnh . Còn khi cần di chuyển bệnh nhân đến các nơi làm thủ thuật của bệnh viện bằng những trang thiết bị của Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng thì hãy thật cản thận . Bởi những chiếc xe , những cái cáng có thể gãy sập bất cứ lúc nào . Đi tới đâu của bệnh viện , người ta cũng hỏi bệnh nhân này ở khoa nào mà có cái xe đẩy , có cái cáng thương thật là ... đẹp . Còn khi sử dụng bình Ô xy cho bệnh nhân thở mỗi khi di chuyển tới các khoa thủ thuật khác thì người nhà của bệnh nhân hãy chịu khó vác thêm một bình Ô xy nữa để rèn luyện sức khỏe . Bởi vì bình ô xy của khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng rất hay bị hết khi bệnh nhân cấp cứu đang ở dọc đường vận chuyển . Hoặc cũng phải chuẩn bị tinh thần cõng bệnh nhân bằng lưng của mình . Bởi Y tá Minh hay hưỡng dẫn bệnh nhân di chuyển bằng những phương tiện không thể đến được chỗ cần đến . Ví như : bệnh nhân cần siêu âm ở tầng 4 khu nhà bên cạnh sẽ được hướng dẫn di chuyển bằng xe điện . Để rồi kết quả là , xe điện không biết đi cầu thang lên tầng 4 mà chỉ vận chuyển bệnh nhân tới cửa cầu thang máy . Phần đường còn lại từ cầu thang máy cho tới tầng 4 và trở lại vị trí ban đầu  thì bệnh nhân và người nhà phải .... tự lo bằng cách bò hay cõng hoặc khiêng là tùy .
Dưới sự lãnh đạo của Bố Đoàn , Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng có một phương thức điều trị cho bệnh nhân khá là đặc biệt .
Ở các khoa khác , khi một bệnh nhân nhập vào , việc đầu tiên là người ta khảo sát các giá trị , các kết quả xét nghiệm thu thập được ban đầu . Sau đó xây dựng liệu trình điều trị hay hội chẩn và áp dụng . Sau đó trong quá trình điều trị , tất cả các số liệu được thu thập về so sánh với kết quả xét nghiệm dự tính trong liệu trình điều trị và điều chỉnh , can thiệp , thay đổi kịp thời nếu có sự sai lệch so với dự tính ban đầu . Giả sử theo kết quả xét nghiệm thu thập được có giá trị thực tế là 1 ( bị bệnh ) so với so với giá trị bình thường là 3 . Người ta sẽ xây dựng một liệu trình để đưa giá trị đó trở lại bằng 3 . Thời gian cho liệu trình đó là 6 ngày thì ngày điều trị thứ hai sẽ phải đạt giá trị bằng 1,5 . Ngày điều trị thứ tư sẽ phải đạt 2,5 . Ngày điều trị thứ sáu phải đạt 3 . Nếu các kết quả không theo đúng lộ trình điều trị đó thì phải can thiệp ngay .
Nhưng ở  Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng họ lại làm việc khác hẳn so với các khoa khác trong bệnh viện  . Muốn có một liệu trình điều trị , phải có kết quả xét nghiệm . Phải có kết quả xét nghiệm mới có liệu trình điều trị . Để rồi cách chữa bệnh ở Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng như thế này .
Triệu chứng kiểu 5 và kết quả xét nghiệm giá trị 6 thì điều trị theo liệu trình 30
Triệu chứng kiểu 8 và kết quả xét nghiệm giá trị 6 thì điều trị theo liệu trình 48
Triệu chứng kiểu 7 và kết quả xét nghiệm giá trị 4 thì điều trị theo liệu trình 28
Triệu chứng kiểu 4 và kết quả xét nghiệm giá trị 9 thì điều trị theo liệu trình 36
Nếu triệu chứng kiểu 4 và kết quả xét nghiệm giá trị 5 thì điều trị theo liệu trình 20
Triệu chứng kiểu X và kết quả xét nghiệm giá trị Y thì điều trị theo liệu trình N
Và cứ thế nếu bác sĩ và cả bệnh nhân đều quên mất thời điểm đi làm xét nghiệm thì cứ liệu trình cũ mà điều trị .Điều đó dễ xảy ra lắm , bởi bác sĩ thì phụ trách nhiều vấn đề , mà bệnh nhân thì lơ ngơ có biết gì về y học . Và sẽ không có liệu trình điều trị nào hết khi chưa có kết quả xét nghiệm . Cho dù khi đó triệu chứng của bệnh nhân có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng , có thể dẫn tới bệnh nhân bị tử vong .
Kể ra thì cũng thương cho các bác sĩ ở khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng . Tội gì phải đưa ra quyết định , nhỡ có làm sao thì ít nhiều cũng dính dáng tới cá nhân mình . Cứ lấy ý kiến trong kết quả xét nghiệm ra mà ghi vào Bệnh án . Cứ căn cứ vào nhận định trong phim chụpX mà xử lý . Bởi có làm sao thì đó là kết quả của phòng xét nghiệm và phòng chụp X viết như thế , không phải là nhận định của cá nhân mình .
Trường hợp bí bách quá , bệnh nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm thì cách xử lý cũng đơn giản là mời hội chẩn . Cứ mời vài ba bác sĩ ở các khoa khác đến , ý kiến của họ như thế nào cũng không quan trọng , miễn là không phải quyết định của cá nhân mình là được .
Vì thế nên mỗi lần chụp X , chụp CTI xong , nhân viên điều dưỡng của khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng chỉ thu về tờ giấy A4 ghi kết quả nhận định của phòng kỹ thuật . Từ nhận định của phòng kỹ thuật , các bác sĩ của khoa sẽ ghi vào bệnh án . Còn chính những tấm phim chụp X chụp CTI đó , khoa không ai quan tâm đến . Bởi ai là người trong khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng có khả năng đọc , hiểu , phân tích những tấm phim chụp đó , những đường đạo trình trên các băng điện tâm đồ , điện não đồ ? Những tấm phim to và phải chi phí đắt tiền đó chỉ để cho bệnh nhân lót dưới tấm đệm và chỉ được mang ra lót ga giường mỗi bữa ăn cơm để cho đồ ăn khỏi làm bẩn ga giường . Bệnh nhân dù nhẹ hay nặng thì cũng phải tự đi xuống khu kỹ thuật mà lấy những tấm phim chụp của họ về , mà đáng lẽ ra đó là công việc của nhân viên Điều dưỡng . Nhưng đến khi điều dưỡng đến gặp bệnh nhân , họ chỉ mở phong bì phim , lấy tờ giấy A4 có nhận định của phòng kỹ thuật để ở trong phong bì đựng phim . Còn tấm phim chụp đó , họ vứt toẹt tại giường của bệnh nhân . Bởi nếu có lấy về văn phòng thì có bác sĩ nào biết xem .
Nếu không tin , cứ đi lật tung tất cả các tấm đệm giường bệnh ở khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng  , ta sẽ thu được hàng trăm tấm phim chụp X , chụp CTI của các bệnh nhân vứt lại hàng nhiều thế hệ bệnh nhân điều trị . Tất cả chỉ để lót ga giường mỗi khi ăn cơm  
Nói thế thôi chứ còn bệnh nhân nào vào khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng cũng lập tức được điều trị ngay . Việc điều trị đầu tiên không cần biết bệnh nhân mắc bệnh gì , tình trạng làm sao cũng đều được Y tá tiếp một chai nước dịch truyền . Bệnh nhân phải nằm im trên giường bệnh để Y tá cắm kim tiêm bướm , lắp ống truyền , treo chai nước truyền , xem ra mọi việc trở nên rất quan trọng đối với bệnh nhân . Nhưng người tinh ý thử đọc tên chai nước truyền và lên mạng in te nét tra cứu thì mới biết . Chỉ có hai loại nước được truyền cho bệnh nhân là Cloxit và Glucô . Một loại là chai nước muối và một loại là chai nước đường . Mỗi chai trị giá 50 000 đồng . Bệnh nhân nào tiểu tiện tốt thì cho chai nước muối , bệnh nhân nào tiểu tiện kém thì cho chai nước đường . Nếu bệnh nhân nghèo không có khả năng thanh toán tài chính thì cứ nằm đó , ngày nào mà chẳng có ...thuốc truyền . Với mấy chai nước dịch truyền đó thì thà rằng bệnh nhân húp một bát nước phở ngoài đường Giải phóng còn có ích cho cơ thể của họ hơn rất nhiều .    
Kể ra thì cũng lạ , cùng là một Bệnh viện bạch mai , cùng là những người làm ngành Y dược đào tạo ra , thế mà những người làm việc ở khu nhà Việt Nhật và Việt Pháp có cách làm việc khác hoàn toàn với những người ở khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng . Không lẽ ở những khoa đó , họ đã liên kết , cộng tác chuyên môn với đế quốc Pháp , đế quốc Nhật ? Nên cách làm việc của họ có khác với khoa .
Thế thì với cách điều trị đó , đến bao giờ bệnh nhân mới khỏi bệnh ? Điều đó không quan trọng lắm đâu . Khỏi hay không khỏi thì bệnh nhân cũng vẫn sẽ được xuất viện . Cứ đến cuối tháng , bệnh nhân sẽ lũ lượt được .... xuất viện . Họ và những người nhà chăm sóc không phải đi đâu xa mà chuyển tới nhà lưu trú của Bệnh viện Bạch mai nằm nghỉ một hai  hôm . Sau đó người nhà của bệnh nhân về địa phương cư trú làm thủ tục với bệnh viện tuyến cho chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên để được .... hưởng bảo hiểm Y tế
Thế rồi với tờ giấy chuyển viện đó , bệnh nhân đó với chính căn bệnh đó lại được nhập vào khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng với một bộ Hồ sơ bệnh án mới . Và cứ thế mỗi tháng , bệnh nhân sẽ được xuất viện và nhập viện đều đều , mặc dù việc chữa bệnh ở khoa có thể kéo dài hàng năm . Sẽ không khó khăn gì để tìm thấy hàng vài chục bệnh nhân có thâm niên vài năm nằm điều trị ở khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng . Nếu thống kê từ cấp trên xuống thì tổng số bênh nhân được nhập và xuất viện từ khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng là rất lớn . Có đủ số liệu để báo cáo thành tích . Nhưng xét về danh sách bệnh nhân thì ít lắm . Bởi đa số bệnh nhân được xuất ra rồi nhập lại với đúng con người đó , đúng căn bệnh đó . không phải ai xa lạ .
Nói thế nhiều người bảo tớ là điêu , ai mà có đủ tiền để có thể nằm viện chữa bệnh tới hàng năm ? Ấy thế mà có nhiều đấy . Đa số lại là những người nghèo ở nông thôn ,không phải là những người có nhiều tiền mới nằm viện được lâu như thế . Có lẽ nằm viện thích hơn đi cấy lúa chăng nên người ta mới chịu khó đi nằm viện như thế .
Đừng có lo lắng gì đến tiền đi viện . Nếu có nhập khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng thì bạn đừng có lo lắng nhiều . Về tinh thần đã có Bố Đoàn an ủi , còn về điều trị đã có một tập thể hùng hậu các Y bác sĩ tận tâm . Và bạn cũng đừng mất thời gian làm cái phòng bì tiền để biếu các Y bác sĩ làm gì . Bởi các Y bác sỹ trong khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng không bao giờ nhận phong bì quà cáp của người nhà bệnh nhân đâu , cho dù trong đó là vài triệu , vài chục triệu cũng thế thôi . Bởi có người cố nhét phòng bì vào ngăn kéo bàn của bác sĩ thì sau đó mấy cháu sinh viên thực tập sẽ mang tới tận nơi để trả lại y nguyên phong bì với số tiền đó . Quả là những Y bác sĩ ở khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng hết sức liêm khiết . Hành động đó làm cho nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thấy cảm phục những Y bác sĩ ở khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng  . Thế nhưng ...
Nhưng điều mà khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng quan tâm nhất khi bệnh nhân nhập khoa là cái thẻ Bảo hiểm Y tế của bệnh nhân . Kể cũng lạ ,có thẻ hay không có thẻ Bảo hiểm Y tế thì bệnh của bệnh nhân cũng giống nhau . Đâu phải cứ mua thẻ Bảo hiểm Y tế là bệnh tật của mình nó sẽ khác với những người không mua thẻ bảo hiểm Y tế ? Tớ bật mí cho các bạn biết sự thực là thế này .
Khi bạn nhập khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng để chữa bệnh , họ quan tâm đặc biệt đến hai vấn đề . 1 là thẻ bảo hiểm Y tế của bệnh nhân . 2 là khả năng thanh toán tài chính của bệnh nhân . Cái thẻ bảo hiểm Y tế thì đó là việc thật rồi , Nếu không có thì bệnh nhân phải tự về địa phương của mình mà mua , có đáng bao nhiêu tiền đâu . Còn khả năng thanh toán thì đã được xác định khi bệnh nhân phải nộp tiền Ký quỹ của bệnh viện . Mỗi bệnh nhân nhập viện thì trước hết phải nộp một khoản tiền gọi là tiền Ký quỹ với mức 5 triệu , 10 triệu hoặc 15 , 20 triệu tại phòng thu tiền của bệnh viện . Số tiền ký quỹ chính là khả năng tài chính của bệnh nhân có thể thanh toán .
Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm mức 20 phần trăm thì với khả năng thanh toán giả sử là 10 triệu thì khoa điều trị có thể quyết định tổng chi phí điều trị cho bệnh nhân đó tới 50 triệu . Bởi vì tổng chi phí cho bệnh nhân đó là 50 triệu thì bệnh nhân chỉ phải thanh toán 20 phần trăm trong số đó . Hai mươi phần trăm của 50 triệu sẽ chỉ còn có 10 triệu , đúng bằng số tiền mà bệnh nhân đã nộp ký quỹ . Số tiền 40 triệu còn lại sẽ do Nhà nước chi trả
Nhưng nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm mức 5% thì sao ? Khi đó nếu khả năng thanh toán của bệnh nhân là 10 triệu thì khoa điều trị sẽ quyết định tổng chi phí cho bệnh nhân đó tới 200 triệu . Bởi vì bệnh nhân chỉ phải thanh toán 5 phần trăm của chi phí 200 triệu đó . Và 5 phần trăm của 200 triệu đúng bằng 10 triệu mà bệnh nhân đã ký quỹ . Còn số tiền 190 triệu sẽ do Nhà nước chi trả .
Thế thì số tiền chi phí tới 190 triệu rút từ Nhà nước ra , họ sẽ .... kiếm được bao nhiêu ? Rất nhiều , rất nhiều , bởi toàn những dược phẩm đã sắp hết hạn , sắp phải tiêu hủy ....và vô số những chi phí , những đơn thuốc ... khống .... tất cả được dồn vào cho Nhà nước thanh toán . Cho nên các Bộ trưởng , Thứ trưởng của Nhà nước không biết làm sao mà ngân sách Bảo hiểm Y tế của Nhà nước toàn bị thua lỗ .
Còn những bệnh nhân không có thẻ Bảo hiểm Y tế ? Số tiền có khả năng thanh toán sẽ được chi phí vào việc chữa trị cho bệnh nhân , nên việc khỏi hay không khỏi là việc của bệnh nhân . Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng cũng chẳng cần sơ múi gì vào chỗ đó , mà thực sự thì cũng chẳng đáng là bao nhiêu . Tốt nhất là nhanh nhanh chóng chóng cho xuất viện cho đỡ chật chỗ .
Nói như thế sẽ lại sẽ có người bảo là điêu , bởi còn cơ quan thanh tra của Bảo hiểm chứ ai dám làm như thế ? Nhưng đi vào thực tế mới thấy khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng mới thấy chị PH... kế toán của khoa làm ăn rất chắc chắn . Thế này nhé .
Số tiền mà khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng chi phí cho điều trị bao giờ cũng chỉ bằng một nửa số tiền mà bệnh nhân phải nộp ký quỹ . Giả sử số tiền chi phí là 10 triệu như trên thì bệnh nhân phải nộp số tiền kỹ quỹ tới 20 hoặc 30 triệu . Và bệnh nhân chỉ được biết số tiền đó khi nhận giấy thanh toán ra viện . Cầm tờ giấy thanh toán đó , bệnh nhân mới biết mình còn thừa tiền ký quỹ là 10 hay 20 triệu , và họ mới biết số tiền phải chi phí cho những khoản điều trị . Và chính khi đó , bệnh nhân cũng sẽ được biết những khoản chi phí ... khống cho bệnh nhân . Nhưng họ sẽ làm thế nào với vô số những chi phí khống đó ? Khiếu nại chăng ? Từ từ cái đã .
Quy định của bênh viện là Bệnh nhân phải thanh toán đầy đủ rồi mới được nhận giấy ra viện và lấy đơn thuốc về nhà . Đó là một quy định cứng của Bệnh viện , không thể thay đổi và đọc qua thấy rất hợp lý . Trong khi đó việc điều trị cho bệnh tật của bệnh nhân mới chỉ được một nửa liệu trình , các triệu chứng bệnh mới chỉ thuyên giảm chứ chưa thể  khỏi hẳn . Và chỉ vài hôm nữa sẽ phải nhập lại khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng để điều trị tiếp . Nếu bây giờ mà bệnh nhân khiếu nại về những khoản chi phí khống của khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng thì sao ? Thì cũng không làm sao cả . Khiếu nại ở đâu và khiếu nại lên cơ quan nào ? Có lên giám đốc của Bệnh viện Bạch mai thì chắc chắn cũng sẽ được Giám đốc tiếp đón ý kiến khiếu nại ngay . Để rồi Giám đốc bệnh viện Bạch mai sẽ tổ chức đoàn Thanh tra xuống xem xét trường hợp này ? Và thời gian để tổ chức , tập hợp đoàn thanh tra tới khi có kết quả thanh tra và quyết định xử lý trường hợp khiếu nại của bệnh nhân sẽ kéo dài hàng vài tháng .
Trong khi đó bệnh của bệnh nhân thì chưa khỏi , tiền thì bị mắc kẹt tại phòng thu tiền ký quỹ ? Thế thì bệnh nhân còn lựa chọn nào khác là phải chấp nhận ký vào những bản thanh toán đó ? Tất cả bệnh nhân thuộc đối tượng Bảo hiểm Y tế đều trở thành đồng lõa với hành động Tham nhũng có tổ chức . Nếu không câu trả lời là , Bệnh nhân sẽ phải chết vì bệnh tật của mình .
Mà việc khỏi bệnh hay không khỏi bệnh là điều không quan trọng đối với khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng . Điều quan trọng là căn cứ vào khả năng có thể thanh toán của bệnh nhân để có thể chi phí tối đa cho bệnh nhân đó .Chi càng nhiều càng tốt , Nhà nước chịu nhiều , bệnh nhân chịu là mấy . Người ta cấp thuốc , cấp dịch truyền , cấp thuốc bổ và cấp cả Máu người một cách vô tội vạ .
Thay vì phục hồi chức năng tạo nội tiết yếu kém trong cơ thể bệnh nhân người ta tiếp dịch truyền bổ xung ngay chất nội tiết bị thiếu đó trong máu bệnh nhân . Thay vì phục hồi chức năng tiêu hóa , người ta truyền ngay dịch đạm cho bệnh nhân . Thay vì phục hồi chức năng tạo máu trong cơ thể của bệnh nhân ,người ta tiếp luôn vài đơn vị máu cho bệnh nhân . Cách làm như thế vừa có kinh phí lại vừa nhanh , Bởi vì phục hồi chức năng cho bệnh nhân thì vừa lâu , vừa không kiếm chác được gì từ kinh phí của nhà nước . Với cách chữa bệnh như thế bảo làm sao , bệnh nhân mấy hôm trước trong viện thì khỏe mà xuất viện về nhà có mấy hôm thì phải đi cấp cứu ngay . Bởi vì khi cơ thể của bệnh nhân tiêu thụ hết chỗ .... chất được truyền vào người thì cũng là lúc lăn ra bệnh .
Trường hợp biết chắc rằng bệnh của bệnh nhân không thuộc lĩnh vực điều trị của mình nhưng nếu khả năng tài chính của bệnh nhân dồi dào thì bệnh nhân hãy nằm mà đợi đấy nhé . Khi nào lượng tài chính ( tiền ký quỹ của bệnh nhân ) được sử dụng cho điều trị gần hết thì bệnh nhân sẽ được chuyển tới những khoa có đúng thầy đúng thuốc . Bởi bệnh nhân là khách quý của khoa , ai dại gì lại chuyển khách hàng cho kẻ khác . Vì lý do đó nên việc xét duyệt , quyết định đưa bệnh nhân tới các khoa khác xử lý thủ thuật là việc rất khó khăn . Bởi vì chuyển bệnh nhân đi thực hiện thủ thuật là đồng nghĩa phải chuyển theo cả tiền thanh toán thủ thuật đó cho khoa khác . Cũng giống  như khách vào cửa hàng của bạn , bạn không bán hàng cho khách mà dẫn khách sang cửa hàng bên cạnh để cửa hàng bên cạnh bán hàng cho khách . Cho nên khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng phải nghĩ ra cách gì đó điều trị cho khách mà lấy tiền , hạn chế việc chuyển bệnh nhân đi các khoa khác thực hiện thủ thuật . Nếu bí lắm chưa có liệu trình gì thì cứ Cloxit và Gluco mà tiêm truyền .
Nếu bệnh nhân có khoản tài chính 30 , 40 triệu thì có thể điều trị được lâu lắm . Muốn thu được 30 , 40 triệu doanh  thu từ việc điều trị bệnh nhân thì cũng lâu lắm , có thể phải mất thời gian tới hàng tháng . Nhưng nếu bệnh nhân tử vong , chuyển thẳng bệnh nhân xuống Khoa Tang lễ . Đảm bảo chỉ trong vòng 1 ngày , bệnh viện Bạch mai sẽ có doanh thu đạt được 30 , 40 triệu ngay . Tiền bảo quản ướp xác , tiền áo quan , tiền xe tang lễ , tiền hoa , tiền phục vụ ... Tất cả mấy chục triệu đó được sử dụng trong vài giờ  . Thế là xem ra , nếu bệnh nhân tử vong , bệnh viện sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc điều trị cho bệnh nhân đó khỏi bệnh .        
Thế là theo như một quy luật sinh tồn tự nhiên , giữa bệnh nhân và khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng  trở thành đối tác liên kết của nhau . Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng giúp bệnh nhân chữa bệnh , bệnh nhân giúp khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng tham nhũng , rút ruột tiền của Nhà nước . Thế là việc bệnh nhân nằm điều trị ở khoa Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng  càng lâu càng tốt , càng dài càng hay , càng nhiều càng kiếm chác được . Thậm chí với nhiều bệnh nhân có mức bảo hiểm 5 phần trăm , họ có thể tự tồn tại ở Bệnh viện mà không cần tới tài chính từ gia đình . Bởi khoản tiền được rút ra từ nhà nước dành cho họ chữa bệnh lớn gấp 19 lần khoản tiền mà họ phải chi trả . Nếu họ có ..... quan hệ tốt . Chỉ cần một đơn thuốc khống , bệnh nhân có thể mang ra ngoài phố bán là họ đã có đủ tiền để tồn tại ở bệnh viện cả tháng .
Thế nên tớ quyết định phải rời xa nơi đây . Bởi ở đây chẳng có gì để tớ phấn đấu , chẳng có gì để tớ học tập , cũng chẳng có gì để tớ trở thành người bác sĩ giỏi . Và cũng chẳng được bao nhiêu tiền khi tớ tham gia vào những trò tham nhũng đó .